3 Phương pháp xử lý mặn hiệu quả đến không ngờ
3 Phương pháp xử lý mặn hiệu quả đến không ngờ
Nước nhiễm mặn là một vấn đề lớn đang ảnh hưởng đến khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Đây là vùng đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất của đất nước, đồng thời cũng là nơi sinh sống của hàng triệu người. Tuy nhiên, nước nhiễm mặn đã gây ra nhiều tác hại đối với khu vực này.
Một trong những tác hại lớn nhất của nước nhiễm mặn là ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Nước nhiễm mặn có chứa nhiều muối và khoáng chất, làm cho đất trở nên khô cằn và không thể sản xuất được nhiều loại cây trồng và động vật nuôi. Bên cạnh đó, nước nhiễm mặn cũng gây ra sự mất mát lớn trong ngành thủy sản, khiến nhiều loài động vật biển không thể sinh tồn và phát triển.
Nước nhiễm mặn cũng có tác hại đến sức khỏe con người. Nhiều người trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long phải uống nước nhiễm mặn hàng ngày, đây là một nguồn nước không an toàn vì chứa nhiều chất độc hại. Nước nhiễm mặn cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, như đau đầu, đau dạ dày, và các vấn đề về tim mạch.
Ngoài ra, nước nhiễm mặn còn gây ra tác hại đến môi trường. Nước nhiễm mặn có thể làm giảm nồng độ oxy trong nước, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Điều này ảnh hưởng đến đời sống của các loài sinh vật sống trong môi trường nước, gây ra sự mất mát đa dạng sinh học.
Nhằm giải quyết tình trạng nhiễm mặn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, có thể áp dụng một số giải pháp như sau:
1. PHƯƠNG PHÁP TRAO ĐỔI ION XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM MẶN
Khử muối của nước bằng phương pháp trao đổi ion tức là lọc nước qua bể lọc H-cationit và OH-anionit. Khi lọc nước qua bể lọc H-Cationit, do kết quả trao đổi các cation của muối hòa tan trong nước với các ion H+ của hạt cationit, các muối hòa tan trong nước biến thành các axit tương ứng:
RH + NaCl → RNa + HCl
2RH + Na2SO4 → 2RNa + H2SO4
2RH + Ca(HCO3)2 → R2Ca + 2CO2↑ + 2H2O
Và khi lọc tiếp, nước đã được khử cation ở Bể H-Cationit, qua bể lọc OH-anionit, các hạt anionit sẽ hấp thụ từ nước các anion của các axit mạnh như Cl-, SO42- (Khí cacbonic được khử ra khỏi nước bằng làm thoáng trước khi cho vào bể OH-anionit) và nhả vào nước một số lượng tương đương anion OH-
[An]OH + HCl → [An]Cl + 2H2O
2[An]OH + H2SO4 → [An] 2SO4 + 2H2O
Ưu điểm của phương pháp này là chúng ta có thể sục rửa và hoàn nguyên theo đúng quy trình, đảm bảo nguồn nước đầu ra đạt được tiêu chuẩn cao nhất. Tuy nhiên, phương pháp xử lý nước mặn này có chi phí khá cao và khá khó vận hành.
2. LỌC NƯỚC NHIỄM MẶN BẰNG PHƯƠNG PHÁP THẨM THẤU NGƯỢC (MÁY LỌC RO)
Thực chất của phương pháp xử lý nước bị nhiễm mặn này là dùng máy xử lý nước mặn, lọc nước nhiễm mặn bằng màng lọc Ro thẩm thấu đặc biệt bằng Axetyl Xenlulo. Màng chỉ cho nước đi qua còn các ion của muối hòa tan trong nước được giữ lại.
Để lọc nước biển, nước nhiễm mặn thành nước ngọt, máy lọc sẽ phải sử dụng máy tăng áp nhằm tăng áp lực đẩy nước đi qua các màng lọc. Khí đó, nước sạch sẽ được chảy vào bình chứa còn cặn bẩn, ion sẽ bị giữ lại trên các màng lọc.
Bạn có thể tìm hiểu thêm những kiến thức về màng RO tại: https://altcotech.gosell.vn/product/may-loc-nuoc-nhiem-man-alt-311-p539612?co=19455
3. XỬ LÝ NƯỚC MẶN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT NHIỆT
Hình ảnh minh họa về phương pháp xử lý nước mặn
Chưng cất nhiệt là phương pháp được lưu truyền và sử dụng khá lâu đời trong dân gian. Phương pháp này thực hiện cũng khá đơn giản khi chỉ cần đun nóng nước cho đến khi sôi để nước bay hơi rồi ngưng tụ lại thành nước tinh khiết.
Ưu điểm của phương pháp này này là có thể xử lý mọi loại nước nhiễm mặn với mức độ khác nhau và khá tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm lớn là mất nhiều thời gian và tồn khá nhiều nhiên liệu.